Ngày 28 tháng 9
THÁNH VENCESLAO VÀ THÁNH LAURENSÔ RUIZ TỬ ĐẠO
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính hai vị thánh Tử Đạo. Cuộc sống của các Ngài tuy có khác nhau: Một vị là một ông Vua, một vị chỉ là một người giáo dân bình thường tuy nhiên hai vị đã nhận được một phần thưởng vô cùng quí giá là triều thiên Tử Đạo trên nước trời.
I. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
1. Thánh Venceslao
Thánh Venceslaô cai trị Bôhêmia vào thời mà miền này mới chỉ có một phần theo Kitô giáo. Cha ngài, ông Vratilar, là người khôn ngoan dũng cảm lương thiện, một Kitô hữu nhân đức nhưng bà Drahomira mẹ ngài lại ngã theo lương dân. Em ngài là Boleslao. Ludmila, bà nội của hai con trẻ, thấy rõ sự nguy hiểm cho cháu nên đã lo giáo dục Venceslaô. Còn thánh Venceslaô, con người có nhiều đức tính đáng phục đã đáp ứng hoàn toàn sự lo lắng của bà nội. Từ đó ngài đã có lòng mộ mến các nhân đức, siêng năng tìm hiểu lẽ đạo để sống thành một Kitô hữu chân chính.
Chẳng may ông Vratilar từ trần trong một trận chiến. Bà Drahomira lên nắm quyền nhiếp chính. Độc ác và gian xảo, bà đã sát hại các Kitô hữu, triệt hạ các nhà thờ, cấm hành đạo công khai và dạy giáo lý cho trẻ em. Các Kitô hữu có chức phận bị cách chức, nhường chỗ cho lương dân.
Đau lòng vì sự dữ lan tràn, bà Ludmila thuyết phục Venceslaô lên nắm quyền. Nhưng để tránh cuộc tranh chấp tương tàn, người ta chia đôi lãnh thổ, một phần trao cho Boleslaô. Lên cai trị với sự tán đồng của dân chúng, thánh Venceslaô chỉ mong cho thần dân được hạnh phúc. Ngài cai trị bằng lòng nhân từ hơn là bằng sức mạnh. Ngài lo trợ giúp mọi cô nhi quả phụ, mọi người nghèo khổ. Thỉnh thoảng trong đêm tối, ngài vác củi đến cho người bất hạnh, ngài phóng thích các tù nhân hay đêm tối tìm đến an ủi họ. Nếu phải kết án, chính ngài đã khóc thương. Đầy lòng kính phục các linh mục, Ngài tự trồng nho ép rượu và giúp lễ. Đêm đêm, Ngài đi chân không đến viếng các nhà thờ. Trong một cuộc hành hương như vậy, người hầu cận cho biết chân mình đã tê cóng không thể đi thêm được nữa. Thánh nhân dặn, hãy đạp lên vết chân ngài. Anh ta đã vâng theo và cảm thấy ấm áp toàn thân.
Drahomira tức giận vì sự êm ấm trong miền Bôhêmia theo Kitô giáo. Bà quyết sát hại Ludmila, người bà nhân đức làm cố vấn cho Venceslaô. Hai kẻ sát nhân đã hành sự ngay dưới chân bàn thờ. Sau đó đến lượt thánh Venceslaô, người mẹ ác đức đã xúi Radislas nổi loạn. Ông này tập trung một đạo quân hùng hậu đến gây chiến. Khi hai bên giáp trận, thánh Venceslaô đã đơn phương độc mã lâm trận chiến như một Đavid giáp mặt Gôliath. Thế nhưng Radislas đã xin đầu hàng. Ông ta thấy thiên thần trợ chiến cho Venceslaô.
Phải đến tham dự một cuộc họp ở Worm theo lệnh của hoàng đế Othon I, thánh Venceslaô đã tới trễ. Ngài muốn dự hai thánh lễ. Hoàng đế bực tức vì sự chậm trễ này, quyết định sẽ không đứng dậy khi thánh nhân đến. Nhưng rồi khi ngài tới nơi ông bỗng đứng lên và mời ngồi bên cạnh mình. Ông cũng đã thấy hai thiên thần hộ vệ và bao phủ ngài bằng một Thánh Giá vàng.
Boleslanô, theo lời khuyên của mẹ, quyết hạ sát thánh nhân, hắn lấy tình nghĩa để che lấp ý đồ đen tối của mình. Được mời tới để mừng lễ hai thánh Cosma và Đamianô, thánh Venceslaô không một chút nghi ngại gì. Buổi lễ thật linh đình. Đêm sau thánh Venceslaô đến nhà thờ cầu nguyện như thói quen. Boleslaô tàng hình theo sau và đã hạ sát thánh nhân ngày 28 tháng 9 năm 935. Trước cửa đền thờ, miệng khẩn cầu ơn tha thứ cho em mình. Thánh nhân từ trần trên vũng máu đào. Sau cái chết, thánh Venceslaô được dân chúng tôn kính như một vị tử đạo và trở thành Đấng thánh bảo trợ cho xứ Bôhêmia, nay là Czecheslavia.
2. Thánh Laurensô Ruiz
Ngày lễ hôm nay dành để tôn kính một nam giáo dân gốc người Philippin. Thánh Laurensô Ruiz và 15 người bạn đã tử vì đạo để minh chứng đức tin tại Nagasaki, Nhật Bản, vào năm 1637. Sinh tại thành phố Manila, Laurensô lập gia đình và có ba người con. Ngài gia nhập với một nhóm người gồm 9 linh mục thuộc dòng Đa Minh, 2 tu sĩ và 4 giáo dân tình nguyện tới Nhật Bản rao giảng Tin mừng. Tất cả cùng liên kết với dòng Đa Minh và tất cả cùng thà hy sinh mạng sống hơn là chối bỏ niềm tin vào Đức Giêsu. Các ngài là những người nam, người nữ có quốc tịch khác nhau: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Philippin. Các ngài quả thật là hình ảnh nhắc nhớ chúng ta: Giáo hội của Chúa Kitô đã lan rộng ra khắp hoàn cầu!
Các thánh tử đạo này đã chịu đau khổ nhiều trước lúc qua đời, nhưng các ngài vẫn một lòng giữ vững đức tin Công giáo. Người ta ghi nhận rằng thánh Laurensô Ruiz đã nói với các vị quan tòa xử ngài rằng: “Nếu tôi có 1000 mạng sống để dâng cho Đức Kitô, thì tôi sẽ vui mừng dâng từng mạng sống của tôi cho Người!”
Ngày 18 tháng Mười năm 1987, đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn phong nhóm các anh hùng này lên bậc hiển thánh.
II. BÀI HỌC.
Nhìn lại hai cái chết của hai vị thánh Giáo Hội cho chúng ta mừng hôm nay chúng ta thấy cuộc sống của các Ngài trên trần gian tuy có khác nhau: Một vị là một ông Vua, một vị chỉ là một người giáo dân bình thường tuy nhiên hai vị đã nhận được cùng một phần thưởng vô cùng quí giá là triều thiên Tử Đạo của Chúa.
Suy gẫm cuộc đời của các Ngài, chúng ta mới thấy tình thương của Chúa đối với con người thật kỳ diệu và khó hiểu biết bao. Tình thương đó đổ tràn đầy trên mọi người không trừ một ai bất kể người đó là bậc vua chúa giàu có quan quyền hay kẻ nghèo khó bình dân ít học.
Chúng ta hãy cố gắng sống yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng ta.
Dưới cái nắng trưa gay gắt của Sài Gòn, một chàng trai tốt bụng ngồi trên chiếc xe máy nhỏ rong ruổi qua những con đường Sài Gòn để trao từng hộp cơm chay đến những mảnh đời đang khó khăn mưu sinh trong mùa dịch.
Hình ảnh chàng thanh niên lực lưng, cao lớn trong dáng vẻ lễ phép cúi đầu, hai tay bưng hộp cơm trao cho từng người vô gia cư, người bán vé số hay nhặt ve chai một cách cẩn thận và lễ phép… khiến ai nhìn thấy cũng bất giác mỉm cười kèm theo sự yêu mến.
Dù phải giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn nhưng anh chàng này luôn dùng hai tay để trân trọng trao đi những phần cơm nghĩa tình.
Chàng trai ấy tên là Lâm Quách, hay thường được gọi với cái tên dễ thương – Sư Tử Ăn Chay, bởi chàng trai này ăn chay trường đã hơn chục năm qua. Hiện tại, Lâm Quách đang kinh doanh các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe và là một influencer (người truyền cảm hứng) về việc sống khỏe mạnh, tích cực và ý nghĩa đến mọi người.
Từ ngày Sài Gòn giãn cách, mỗi buổi trưa Lâm Quách đều rong ruổi trên con xe máy đi trao cơm cho những người khó khăn.
Đây không phải là lần đầu tiên Lâm Quách thực hiện những việc làm ý nghĩa thế này, mà từ lâu, anh chàng đã thích và tham gia tích cực hoạt động thiện nguyện. Điển hình như nhặt rác làm sạch bờ biển Việt Nam, hỗ trợ lũ lụt miền Trung, tham gia nấu ăn hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu chống dịch hay cùng những người bạn trong CLB ăn chay của mình gom góp đồ viện trợ gửi đi Đà Nẵng.
“Mỗi lần giúp được ai đó, mình thấy rất vui và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Cuộc sống ai cũng có những khó khăn nhất định, nhưng mình nghĩ càng khó khăn thì lại càng nên chia sẻ”, Lâm Quách tâm sự.
Hiện tại, nhóm ăn chay mà Lâm Quách tham gia, mỗi ngày trao đi hơn 600 phần cơm đến bà con khó khăn và các anh em chiến sĩ trực chốt ngày đêm. Riêng bản thân anh, mỗi ngày đặt 60 phần cơm chay và đi trao ở các quận 1, 3, 10, Bình Thạnh… Và trong tương lai gần có lẽ sẽ tăng lên 80-100 phần, vì tinh thần hướng đến cộng đồng đã lan tỏa thêm đến nhiều bạn trẻ, đã có thêm tình nguyện viên cùng phụ giúp.
Để làm được điều này, các bạn trẻ nhận được sự giúp đỡ, trợ giá rất nhiều từ các nhà hàng chay, quán chay dù kinh tế và nhân lực của họ cũng đang gặp khó khăn vì dịch.