Chúng ta đã quá quen thuộc với những nốt nhạc “Do Re Mi”, bạn có thắc mắc chúng bắt nguồn từ đâu tại sao lại có tên vậy?
Linh mục Guido theo huấn luyện tại tu viện Benedictine tại Pompasa gần thành phố Ferrara – Italy, ngài được xem như là nhạc trưởng cho ban nhạc ở khắp mọi nơi, ngài đào tạo những người không biết gì về âm nhạc thành ca sĩ. Cha và một người bạn (Linh mục Michael) đã biên soạn một quyển Thánh ca để dùng trong việc thờ phượng trong Tu viện bằng cách ghi chú âm nhạc theo kiểu mới. Cha Guido đã sáng kiến một hệ thống tên những nốt nhạc, đặt căn bản trên những giai điệu dể nhớ. Ngài đã sử dụng bản nhạc ca tụng Thánh Gioan Baotixita “Ut queant laxis“ để áp dụng vào hệ thống tên những nốt nhạc.
-
“UT queant laxis
-
REsonare fibris
-
MIra getostorum
-
FAmuli tuo’rum
-
SOLve polluti
-
LAbii rea’tum”
Vào thế kỷ 17 một Linh mục người Ý nghĩ “Do” có âm hay hơn “Ut”, nên từ đó “Do” được thông dụng. Ngoài ra “Do” có lẽ cũng ảnh hưởng của chữ Dominus trong tiếng Ý, có nghĩa là Chúa. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết nói rằng từ “Do” ra đời là để tưởng nhớ đến Linh mục Guido đã có công đặt tên cho bảy âm thanh cho đến nay cả thế giới đang dùng.