Ngày 31 tháng 5 năm hai không hai lăm, hơn 10000 tín hữu Công giáo đã quy tụ tại làng Vilakkannur, miền nam Ấn Độ, để chứng kiến một sự kiện lịch sử: Vatican chính thức công nhận phép lạ Thánh Thể đầu tiên tại quốc gia này.
Phép lạ xảy ra vào năm hai không mười ba tại Nhà thờ Chúa Kitô Vua – khi khuôn mặt Chúa Giêsu hiện rõ trên Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ. Sau 11 năm nghiên cứu thần học và khoa học, các chuyên gia xác nhận: hình ảnh ấy không do chất liệu bên ngoài tạo thành, mà được hình thành từ chính bản chất của bánh thánh.Buổi công bố có sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli – Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ và Nepal. Ngài nhấn mạnh: đây là dấu chỉ thiêng liêng củng cố đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể.
Mình Thánh Chúa phép lạ hiện đang được đặt trong một bệ kính đặc biệt tại nhà thờ Vilakkannur, để người tín hữu đến chiêm ngắm và thờ kính.
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Giáo hội nên cảm thấy xấu hổ” về lạm dụng tình dục của Giáo sĩ
- Tại sao buổi tối là thời điểm tốt để nghỉ ngơi và cầu nguyện?
- Lược sử hình thành lời kinh và chuỗi hạt Mân Côi
- Thiên Chúa – Đấng Giải Phóng
- Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm B – Lời Chúa Trong Đời Sống – Ephata Catholic Media