Trong Mt 13:1-9, Chúa Giêsu kể dụ ngôn người gieo giống cho một đám đông khán giả đứng trên bờ. Ngài ngồi trên thuyền nói vọng vào. Hẳn là lúc đó ai cũng nghe Lời Chúa. Nhưng không phải tất cả khán giả biết nghe theo cách Chúa muốn. Có lẽ vì thế Ngài bảo: “Ai có tai thì nghe.”
Lời Chúa được rao giảng rộng rãi. Cửa nhà thờ rộng mở đón tiếp mọi giáo dân đến nghe Lời Chúa. Lời Chúa không chỉ được công bố và giảng dậy nơi bục giảng, mà còn chia sẻ nơi từng nhóm nhỏ hay mỗi cá nhân, tại phòng học của giáo xứ hay tại các gia đình. Lời Chúa còn được tìm thấy trên những nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twister…
Giống như hạt giống rơi vào đất tốt, mới sinh “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục,” Lời Chúa chỉ thực sự sinh lợi ích cho người có tai để nghe.
“Ai có tai thì nghe.”
Hầu như tất cả chúng ta ai chẳng có tai. Nhưng có tai để nghe Lời Chúa lại là chuyện khác. Nghe với sự vô tâm hời hợt thì có vẻ nghe cũng bằng không. Nghe như thế thì chưa ra khỏi nhà thờ đã quên bài Phúc Âm. Đó là chưa kể, đầu óc con người có hạn. Khi Lời Chúa không phải ưu tiên hàng đầu thì dễ bị vùi trong mớ trăm công ngàn việc.
Người có tai để nghe là người có thiện ý muốn biết Chúa nói gì với họ, lại có lòng yêu mến vô cùng! Như người trồng cây lấy quả thì phải chăm sóc, làm cỏ, và bón phân. Hoa màu chỉ có thể thu hoạch trên nương đồng chứ không thể tìm trên những con đường đá sỏi. Lời Chúa cần những người biết nghe và đón nhận tích cực mới sinh lợi được.
Nếu bạn có tai để nghe, hẳn là bạn biết mình cần đón nhận Lời Ngài như thế nào.
Chia sẻ Lời Chúa của Lm. Bình Hà
- SUY NIỆM LỜI CHÚA NGÀY 1 THÁNG 6 NĂM 2025 – CHỦ NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
- (KOLs) Người ảnh hưởng Công giáo đang gặp vấn đề với lý thuyết truyền thông (và việc loan báo Tin Mừng)
- Bổ Nhiệm Giám Mục Tân Cử Gioakim Nguyễn Xuân Thinh
- Ngày 23/09: Thánh Piô Piettrelcina
- Vai trò của phó tế, khai tâm Kitô giáo và trợ giúp các Giáo hội nghèo