Linh mục Giuse Lê Đức Triệu (1922 – 2007) được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ Công giáo với bút hiệu là Hoài Đức.
Nhạc sĩ Hoài Đức là một tên tuổi lớn trong nền Thánh Ca Việt Nam.[1]. Ông được đánh giá là ” một trong những tác giả viết những tác phẩm thánh ca mở đầu cho nền âm nhạc Công giáo Việt Nam” [2]. Linh mục nhạc sĩ Phêrô Mai Tính (tức nhạc sĩ Mi Trầm), Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Nha Trang, đã viết về ông:
“ |
|
” |
Nhà thơ, MC Lê Đình Bảng[liên kết hỏng]– người có công sưu tầm, tìm hiểu Thánh ca Hoài Đức, trong bài phỏng vấn với nhạc sĩ Hoài Đức vào năm 1996 đã viết:
“ |
|
Những người Công giáo Việt Nam quen thuộc các nhạc phẩm của Hoài Đức gồm:Thánh Tâm Giêsu Vua đất Việt, Cung chúc Trinh Vương… Đặc biêt, mỗi mùa Giáng sinh Cao Cung Lên luôn là bản thánh ca không thể thiếu trong phụng vụ và thưởng thức.
“Cao Cung Lên là một hiện tượng, một trong những bản thánh ca Giáng Sinh được nhiều người biết, hát thuộc lòng và mến mộ nhất” – Nhà thơ Đình Bảng nhận xét về sự bất hủ của tác phẩm này.
Cao Cung Lên được viết phần nhạc bhttps://www.youtube.com/watch?v=I_fe6t5HKJgởi Nhạc sĩ Hoài Đức và phần ca từ được chấp bút bởi Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, một người từng có vốn sống và kiến thức thần học trong chủng viện và từng được phong chức linh mục. (Chúng ta sẽ tìm hiểu về Nhạc sĩ Nguyẽn Khắc Xuyên trong một bài viết khác.)
Cao Cung Lên là một tuyệt phẩm. Bài hát từng được các ca đoàn nhà thờ và các dàn hợp xướng dàn dựng. Các ca sĩ nổi tiếng như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thế Sơn, Hồng Nhung, Khánh Hà, Giao Linh… chọn trình bày theo các cách khác nhau.
Nhạc sĩ Duy Tân đã nhận xét về các tác phẩm của Hoài Đức:
“ |
|
Trước năm 1975, linh mục Hoài Đức là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, đảm trách chức vụ quản lý Toà tổng Giám mục Buôn Mê Thuột, nguyên giám đốc Caritas của giáo phận Buôn Mê Thuột – một tổ chức chuyên hoạt động xã hội trong lĩnh vực từ thiện, bác ái, đã đóng góp nhiều thành quả xã hội thiết thực cho người nghèo.
Ngày 08 tháng 09 năm 1970, chính quyền Việt Nam cộng hòa Sài Gòn (trước 1975) đại diện là Giám mục giáo phận Buôn Mê Thuột và đại tá tỉnh trưởng của Đắc Lắc đã trao tặng huy hiệu “Đệ Nhất Hạng Xã Hội Bội Tinh” cho nhạc sĩ Hoài Đức nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho xã hội lúc đó.
Tiểu sử
Linh mục Giuse Lê Đức Triệu sinh ngày 01 tháng 07 năm 1922, tại xã Vỉ Nhuế, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Nay là xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thuộc giáo xứ Vỉ Nhuế, giáo hạt Nam Định, tổng giáo phận Hà Nội.
Từ năm 1933 đến năm 1939: ông theo học tại Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Nội.
Từ năm 1945 đến năm 1953: ông học tại Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội.
Năm 1959: Giuse Lê Đức Triệu được thụ phong linh mục tại nhà thờ Jeanne d’ Arc Ngã Sáu, Chợ Lớn.
Từ năm 1959 đến năm 1975: ông là giám luật, giáo sư âm nhạc, giáo sư tiếng Latinh. Ông dạy Toán, Lý, Hóa tại chủng viện Piô XII. Ông làm Giáo sư chủng viện Thừa sai Kontum. Quản lý Nhà Chung giáo phận Buôn Ma Thuột. Chủ tịch phong trào Công Lý Hòa Bình Buôn Ma Thuột. Giám đốc Caritas.
Từ năm 1967 đến năm 1968 Ông là tổng Thư ký thường trực của ủy ban Thánh nhạc.[3]
Từ năm 1977 đến năm 1987: Ông tập trung cải tạo qua các trại: Mêvan, Tân Kỳ (Hà Tĩnh), Phú Sơn (Bắc Thái),Thanh Cẩm (Thanh Hóa).
Từ năm 1999: Ông lâm trọng bệnh, an dưỡng tại nhà hưu các linh mục gốc Hà Nội.
Linh mục Giuse Lê Đức Triệu qua đời: ngày 07 tháng 07 năm 2007.